Total Pageviews

11.3.13

PÀ – TẺN VÀ MỐI QUAN HỆ MÈO – DAO Ở VIỆT NAM


Cho đến nay vị trí của Pà - tẻn trong bản đồ các dân tộc ở Việt Nam vẫn chưa được giải quyết. Trước đây có người như Lunet de Lajonquière hay Điguet xếp Pà-tẻn vào nhom Dao có một số từ vị chung, nhưng hai ngôn ngữ này rất khác nhau. Hiện nay hai quan điểm về vị trí của Pà-tẻn trong bản đồ của các dân tộc Việt Nam như vậy vẫn còn tồn tại trong một số nhà nghiên cứu nước ta.
Bài nghiên cứu nhỏ này được viết trên cơ sở tài liệu điền dã dân tộc học mà bản thân tác giả đã thu lượm được qua các đợt đi khảo sát các tộc người Mèo, Dao Pà-tẻn ở Tuyên Quang và Hà Giang. Nó góp phần xác định vị trí của Pà-tẻn trong bản đồ các dân tộc Việt Nam.
Pà-tẻn còn được gọi là Mán Pà-tẻn hay Dao Pà-tẻn. Theo Bonifacy, tên tự gọi của đồng bào Pà-tẻn là Y viang nhè, dịch nghĩa là người đẵn gỗ. Theo điều tra của chúng tôi , tên tự gọi của đồng bào là Pa Hông hay Hông. Đồng bào tự gọi mình là PaHông me( người Hông). Hiện nay còn chưa giải thích một cách có thuyết phục ý nghĩa của chữ Hông. Còn tên gọi Pà-tèn, tức là tên các đồng bào, thì là do từ hai chữ âm Hán Bát tính mà ra. Bát tính nghĩa là 8 họ. Tộc người có 8 họ gọi là Pà-tẻn. Tám họ là: Trần, Phùng, Đắc, Lưu, Đặng, Lam, Văn, Lãnh, hay theo tiếng dân tộc: Sình, Phù, Tải, Lùi, Tẩu, Lan, Ván, Hũng.
Hiện nay ở Việt Nam người Pà-tẻn cư trú chủ yếu ở huyện Bắc Giang tỉnh Hà Giang. Ở đây có khoảng trên 200 hộ Pà-tẻn với số lượng trên dưới 1000 người, sống ở xã Tân Trịnh, Yên Bình, Tân Lập, Khuê Linh, Hữu Sản. Trong các xã ấy, đồng bào sống nhiều nhất ở xã Tân Trịnh (gần 120 hộ), và ít nhất ở xã Hữu Sản (7 hộ). Vào khoảng năm 1962 ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang có 6 hộ Pà-tẻn từ Hà Giang về, nhưng nay không còn nữa. Trước đây có người cho rằng ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng có 4 gia đình, khoảng 30 người, gọi là Na-ê (dịch nghĩa là người ăn  lúa), cũng là một nhóm của Pà-tẻn (2). Hiện nay ở tình Yên Bái, có một số người dược xếp vào Dao, nhưng tiếng nói lại giống Pà-tẻn. Đây có phải là một nhóm Pà-tẻn không? Vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu.
Người Pà-tẻn ở Việt Nam là từ Nam Trung Quốc di cư sang. Theo các cụ già người Pà-tẻn kể lại thì đồng bào di cư sang ta theo đường Hải Ninh. Từ đó lên Thái Nguyên, từ Thái Nguyên lên Na Hang (Tuyên Quang), rồi từ Na Hang lên Bắc Giang (Hà Giang). Theo tập tục của đồng bào, hiện nay khi người lớn tuổi chết, hồn phải được đưa qua biên giới. Trong “Bình hoàng khoáng diệp” có ghi ngành Mán thứ 8 trong số 12 ngành Mán đi vào phía sau miền núi Quế Lâm, gọi là Bát tính tôn man, hay là Mán Pà-tẻn. Quế Lâm có phải địa điểm xuất phát của quá trình di cư của đồng bào không, hiện nay còn chưa kết luận được. 
                                     3
Việc tìm hiểu ba tộc người Mèo, Dao, Pà-tẻn theo chương trình nghiên cứu toàn diện điền dã Dân tộc học cho phép rút ra mấy nhận xét sau đây:
                   I.VỀ TÊN TỰ GỌI 
            Tên tự gọi ba tộc người nay không giống nhau. Tên tự gọi của Mèo là Mông (nghĩa là người). Tên tự gọi của Dao là Kim miền (tức là người ở rừng núi). Tên tự gọi của Pà-tẻn là Hông.
                                     II. VỀ TIẾNG NÓI
             Lấy 95 từ vị cơ bản của 3 ngôn ngữ Mèo, Dao, Pà-tẻn, lập bản so sánh(1) chúng tôi nhận thấy trong số 95 từ ấy có 11 từ cả 3 ngôn ngữ giống nhau. Ngoài ra giữa tiếng Mèo và Pà-tẻn có 20 từ giống nhau. Giữa tiếng Dao và Pà-tẻn có 10 từ giống nhau. Giữa Mèo và Dao có 6 từ giống nhau. Như vậy giữa 3 ngôn ngữ nói trên, Mèo và Dao giống nhau: 11 + 6 = 17 từ trên 95 từ, tức là giống nhau dưới 18%. Ngôn ngữ Dao và Pà-tẻn giống nhau: 11 + 10 = 21 từ, tức 20%. Ngôn ngữ Mèo và Pà-tẻn giống nhau: 11 + 20 = 31 từ, tức 32%
            Nhận xét tổng quát có thể rút ra là:
            a) Ngôn ngữ Pà-tẻn một mặt giống với ngôn ngữ Mèo, mặt khác giống với ngôn ngữ Dao.
            b) Ngôn ngữ Pà-tẻn giống với ngôn ngữ Mèo nhiều hơn là giống với ngôn ngữ Dao. Cần nói thêm về cú pháp, nói chung cả 3 ngôn ngữ đều giống nhau. Thứ tự trong câu là: động từ, chủ từ, túc từ. trong khi ở cả 3 ngôn ngữ hình dung từ đứng sau danh từ (áo trắng), thì trong một số trường hợp khác tiếng Mèo và tiếng Pà-tẻn lại giống nhau và khác với tiếng Dao. Vị dụ với Mèo và Pà-tẻn thì thịt lợn (h’ncay h’npua, ghê bê), với Dao thì lợn thịt (tùng o). 
c) Trong một số trường hợp, nhờ tiếng Pà-tẻn làm vị trí trung gian nên ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa tiếng Mèo và tiếng Dao. Ví dụ:
Việt               Mèo                      Pà-tẻn            Dao
sừng              cu tư                     tơcoong          chong
thổi               súa                        phi-ô              piệm
cá                  nghi-ê                   nhi, biảu         biảu
nếu như        dò lê                     alơpé              phấy
III. VỀ VĂN HÓA
Cũng như về tiếng nói, văn hóa của 3 tộc người Mèo, Dao, Pà-tẻn có một số yếu tố chung giống nhau. Nếu ta nghiên cứu hoa văn trên y phục phụ nữ của 3 tộc người nói trên thì ta sẽ thấy tuy về mức độ phong phú thì có khác nhau (hoa văn Dao phong phú hơn hoa văn Mèo và Pà-tẻn) nhưng những mô típ hoa văn chủ đạo thì ở cả 3 tộc lại giống nhau. Đó là hoa văn hình chữ thập, hoa văn hình quả trám và các biến dạng của chúng.
Cũng như vậy, nếu ta tìm hiểu các câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc. Ở Mèo có chuyện nạn hồng thủy, ở Pà-tẻn và Dao có chuyện quả bầu. Không những về cơ bản nội dung các câu chuyện giống nhau. Ví dụ: ở cả 3 câu chuyện đều có tình tiết lên núi cao lấy 2 tấm đá lăn xuống, nếu hai tấm đá tự ghép lại với nhau thì anh em (hoặc chị em) cùng huyết tộc có thể sống với nhau thành vợ chồng sau khi vì nạn lụt lớn loài người đã bị chết sạch. Dấu vết của tình tiết này hiện nay còn lưu lại trong ngôn ngữ Mèo. Trong tiếng Mèo nửa cối xay trên gọi là: je dỏ xi tri (cối xay chồng), nửa cối xay dưới gọi là je dỏ xi nia (cối xay vợ).
Bên cạnh những yếu tố văn hóa chung, giữa 3 tộc người Mèo, dao, Pà-tẻn có một số yếu tố văn hóa riêng. Điều cần chú ý là trên một số yếu tố văn hóa, Pà-tẻn một mặt thì gần với Mèo, nhưng mặt khác thì lại gần với Dao.
A.Pà-Tẻn gần với Mèo
1. Pà-Tẻn xem Mèo là anh cả (miêu quao panh co), tự xem mình là em hai (pa hông pả thơ)
2. Trong một số họ của Mèo và Pà-tẻn có họ giống nhau như họ Trần
3. Về y phục và trang sức, phụ nữ Pà-tẻn cũng cạo quanh đầu, chít khăn xếp to vành như Mèo trắng, váy cũng giống Mèo.
4. Ở một số họ Mèo có tục bón cơm cho người chết. Trong một tài liệu lưu trữ của tỉnh ủy Hà Giang (báo cáo tổng kết công tác xã trọng điểm) có viết: “Thày cúng Pà-tẻn khi chết được ngồi ghế và được bón cơm”.
5. Thoát nạn hồng thủy là hai chị em, chứ không phải hai anh em như Dao.
B. Pà-tẻn gần với Dao
1. Cả 8 họ Pà-tẻn đều kiêng không ăn thịt chó, vì tin rằng có một bà tổ lấy chó làm chồng, và xem chó như tổ tiên của mình. Trước đây, đến bữa ăn, người Pà-tẻn phải cho chó ăn trước, khi chó chết phải chôn cất tử tế. Không được đặt thịt chó lên bàn thờ. Dấu vết xa xăm của tô-tem giáo này ở người Pà-tẻn mờ nhạt hơn người Dao. Người Pà-tẻn không còn nhớ chuyện Bàn Vương như người Dao. Tuy vậy ở đây mối quan hệ gần gũi giữa 2 tộc người được thể hiện khá rõ.
2. Trong các họ của Dao và Pà-tẻn, có nhiều họ giống nhau: Phùng, Đặng, Trần, Đái, Lưu, Lan.
3. Váy phụ nữ Pà-tẻn màu đỏ rất giống váy Dao Đại bản.
4. Nhờ quả bầu mà 2 anh em (chị em) thoát khỏi nạn hồng thủy, chứ không phài nhờ trống gỗ hoặc thuyền như ở người Mèo.
4
Từ những vấn đề được trình bày trên, có thể rút ra mấy kết luận sau đây: 
1. Giữa 3 tộc người Mèo, Dao, Pà-tẻn, có một số yếu tố chung về ngôn ngữ và văn hóa.
2. Bên cạnh những yếu tố ngôn ngữ văn hóa giống nhau có thể dễ dàng  nhận thấy, cũng có một yếu tố ngôn ngữ văn hóa, nếu đem so sánh giữa Mèo và Dao thì khó phát hiện được mối quan hệ gần gũi. Nhưng nếu lấy Pà-tẻn làm yếu tố trung gian thì có thể thấy được mối quan hệ Mèo-Dao. Nói cách khác, nhờ có vị trí trung gian của Pà-tẻn nên mối quan hệ Mèo - Dao càng được thể hiện chặt chẽ hơn.
3. Giữa 3 tộc người Mèo, Dao, Pà-tẻn, nếu đem ra so sánh và lấy Pà-tẻn làm điểm tựa, ta sẽ thấy ngôn ngữ Pà-tẻn giống với Mèo nhiều hơn là giống với Dao. Con về văn hóa thì Pà-tẻn lại gần với Dao hơn là gần với Mèo.
4. Tài liệu cho phép nghỉ rằng 3 tộc Mèo, Dao, Pà-tẻn hiện nay là do cùng một nguồn gốc mà ra. Hiện nay 3 tộc này có các tên tự gọi (tức là ý thức tự giác về khối cộng đồng người của mình) khác nhau. Điều này chứng tỏ trong những điều kiện lịch sử nhất định, từ gốc chung tách ra 3 tộc ấy, và thời điểm tách ra khá lâu. Nếu căn cứ vào tài liệu ngôn ngữ thì Dao phải tách ra trước (vì tỷ lệ số từ giống nhau càng ít thì thời gian tách ra càng sớm).
5. Căn cứ vào tài liệu hiện nay về tự giác dân tộc, về ngôn ngữ về văn hóa như đã trình bày ở trên, chúng tôi nghĩ rằng không thể xếp Pà-tẻn chung với Mèo, cũng như không thể xếp Pà-tẻn chung với Dao được. Có thể xếp Pà-tẻn có một vị trí riêng nhưng không hoàn toàn độc lập với Mèo và Dao như Bonifacy chủ trương, mà nằm trong nhóm Mèo - Dao với 3 tộc Mèo, Dao, Pà-tẻn có những điều kiện rất thuận lợi về lịch sử (xưa cùng chung một nguồn gốc) và hiện tại để sớm kết hợp và hòa hợp lại thành một khối thống nhất. 

Phụ lục
BẢN SO SÁNH MỘT SỐ TỪ VỊ CƠ BẢN
CỦA 3 NGÔN NGỮ MÈO, DAO, PÀ - TẺN
   
 
Việt
Mèo
Pà-tẻn
Dao
     1.             
tất cả
sờ đơ i khỏa
pac lẽ
pa liền
     2.             
tro 
tsâu
casị
xai
     3.             
tơu
cảlu
đơp
     4.             
bụng
plàng
ahung
càxia, tu
     5.             
to
hlo
hlô
hlua
     6.             
chim
nòng
tnung
nỏ
     7.             
cắn, đốt
to, nzao
ngặt
     8.             
đen
đồ, hồ
quáng
kịa
     9.             
máu
nsang 
gai 
yam 
10.             
xương 
txang 
caxông
bung 
11.             
cháy, đốt
slơcu, tri, trau tơ
phộ coòng
poa tàu chịa
12.             
mây 
chau phoa, phua
ong hò
mâu mổ
13.             
rét
no, nao
nho
chuông
14.             
đến
chò
nung
tháo
15.            c
chết
tùa
tế
tê, tảy
16.             
uống
hàu
hốp
17.             
khô
khua
khê
gai
18.             
tai
nghiề, kha ó
akhồngbu
mu nòm
19.             
chó
dế, tiế
tliăng
tchú
20.             
đất
ang, poa
calê
nia
21.             
ăn
no
no
nhăn
22.             
trứng
cây
cháo
23.             
mặt
moa
acôngmi
mching, may
24.             
mỡ 
trò
cảmhi
mmây
25.             
lòng
plâu
piâm bê
piây
26.             
lửa
tơư
ktơư
tàu
27.             
nghiê
tăm biểu
biảu nhi
28.             
bay
da, rạc
da
dái
29.             
bàn chân
xitơư, chề
abalu
chàu pênh
30.             
cho
mua, pu, khơư
cợ
pun
31.             
tốt
zrông, crang
 
nống lũng, khua
32.             
xanh
nghioa, h’ntrua
diu
meng
33.             
tóc
plàu
pi
piây, pi
34.             
tay
tpu
pua
35.             
đầu
háu, tàu
àchupi
ngoong
36.             
nghe
hnáo, nồng
ma
muống, hảy
37.             
tim
plơu
anong
bật diu
38.             
tôi
ú, cu
voòng
yia
39.             
giết
tua
ta
tây
40.             
biết
pàu, txơư
 
hin hay
41.             
mblòng
cả mo
nòm
42.             
nằm
puôi
43.             
gan
pla, sa
aphing
han
44.             
dài
dế, h’ntê
dao
45.             
con chấy
khâu, h’nsâu
ta nọ
nòm giây
46.             
đàn ông
chí nin
kutòn
miền chằng
47.             
nhiều
sa, h’ntoa
co
xam, quang
48.             
thịt
ngra, h’ncay
gai
o
49.             
núi
trồng
atông
kia, kchoong
50.             
miệng
nghiau, khoa
             h’châu
h’nxinh
tpánh
51.             
tên(gọi)
h’npê
abô
bua
52.             
cổ
chada
achơngong
chiăng
53.             
mới
tsá, xia
xinh
xêang
54.             
đêm
hmao, moh’ntrư
akhongbeo
h’nchong
55.             
múi
ngiư, khoa h’ntrư
akhongbeo
h’nchong
56.             
không
chimua
ảmê
mái mai
57.             
một
i 
yi
yệch
58.             
người
mông, nình, heng
me 
miền
59.             
mưa
lò nà
đọ ang múng
tùy bi ủng
60.             
đỏ
lia
hơ tớ
61.             
đường (sá)
ké mù
tcộ
chiau mình
62.             
rễ (cây)
chàng h’ntông
tcôngpa
zùng
63.             
cát
xua dê
 
piầy phay
64.             
nhìn
pổ, say
jo
poan, mảng
65.            h
hạt (giống)
nung
acá
nhim
66.             
ngồi
jậu
nhông
chuôi
67.             
da
tơử
Cảlíu
đốm
68.             
ngũ
pợ
puôi
69.             
nhỏ
niê
ton, pháy
70.             
khói
po
 
xiếu
71.             
đứng
xâu
72.             
ngôi sao
hnòcrồ, nongen
acong
hấy
73.             
đá
pojê
ajô
la piê
74.             
mặt trời
hnô, luno
an hênh
pằn hoi, an hô
75.            q
bơi
pàong, đã dề
pà ong
chiêu wâm
76.             
đuôi 
tơ tợ
tuôi
77.             
cái kia
tu tí, lu u
ong nhà
vua nòm cay
78.             
cái này
lu nề
ninh nha
nay nòm cay
79.             
mày
ò, cào, tơ
mề
80.             
lưỡi
mblay
Tỡmbơ
biệt
81.             
răng
hna
tơmhi
nha
82.             
cây
nđông
tơpa
diăng
83.             
hai
ao
va
i
84.             
di
nhi
mình
85.             
âm
cồ
bcông
chòm
86.             
nước
dề
ong
wâm
87.             
chúng tôi
yiabua
88.             
cái gì
da chi
cà da
hái zũng
89.             
trăng
dơú
quan
pẹ
90.             
ai
tô từ
tilan
hái táo
91.             
đàn bà
po nịa
cổ phê
miền xia
92.             
vàng
dàng, càng
quơ
viăng, giàng
93.             
nói
ha, hay
coong
coong
94.             
mặt trăng
hii
alha
hlă, há
95.             
tròn
dình, khềnh
cả loòng
chùn
96.             
dày
pu
pọng
puộng
97.             
dàn gối
dòng chung
a co chi
khềnh nghênh bọ
98.             
móng chân
châu tơ
kẻ quý lu
châu độ goáy
99.             
sừng
cu từ
tcong
chong
100.             
ngực
hâu tsia
achọng
lơkhôt
 
Thông báo khoa học Sử học, tập IV,
Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1973
Phan Hữu Dật
 

No comments:

Post a Comment